GIẢI THÍCH CÁC CHỈ SỐ TRONG KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM VIÊM GAN C

Ngày đăng: April,25 2020

GIẢI THÍCH CÁC CHỈ SỐ TRONG KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM VIÊM GAN C

Việc làm xét nghiệm viêm gan C không chỉ giúp xác định xem một người có  bị nhiễm virus viêm gan C hay không mà còn giúp bác sĩ và chính người bị nhiễm virus nắm được chính xác tình trạng bệnh của mình, từ đó có phương pháp điều trị chính xác và hợp lý. Bạn đã hiểu hết về các chỉ số trong kết quả xét nghiệm viêm gan C hay chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm viêm gan C trong bài viết sau đây.

Ngày nay, kỹ thuật xét nghiệm phát hiện, chẩn đoán viêm gan C ngày càng tiến bộ khiến việc xác định tình trạng bệnh ngày càng dễ dàng hơn. Để xác định bệnh viêm gan virus nói chung và viêm gan C nói riêng thì các bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một số những xét nghiệm để chẩn đoán được chính xác bạn có nhiễm virus viêm gan C hay không, nếu có thì tình trạng và mức độ ra sao. Các xét nghiệm cần thiết đó là: Anti-HCV, HCV-RNA, serotype HCV, men gan,…

1. Chỉ số Anti-HCV

Đây là xét nghiệm đầu tiên để sàng lọc xem bạn có bị nhiễm virus viêm gan C hay không. Anti-HCV là một loại kháng thể sinh ra khi virus HCV xâm nhập vào cơ thể. Kết quả Anti-HCV có các trường hợp sau đây:

- Anti-HCV âm tính (-): Điều này chứng tỏ là bạn chưa nhiễm virus viêm gan C hoặc là virus viêm gan C trong giai đoạn phơi nhiễm với virus HCV nên chưa sinh ra kháng thể. Nếu bạn không có bất cứ yếu tố nguy cơ nào (quan hệ tình dục không an tòn, bị vật sắc nhọn đâm, tiếp xúc với dịch máu của người bị nhiễm HCV) thì không cần quá lo lắng. Nguy cơ phơi nhiễm là rất thấp.

- Anti-HCV dương tính (+): Khi kết quả HCV dương tính thì bạn có thể gặp phải 1 trong 2 trường hợp sau đây:

+ Đã từng nhiễm virus HCV nhưng đã được chữa khỏi bệnh hoặc cơ thể đã tự đào thải được hết virus viêm gan C ra ngoài. Bình thường thì có khoảng 15% người bị nhiễm virus viêm gan C có thể tự khỏi, còn lại 85% sẽ chuyển thành viêm gan C mạn tính.

+ Đang bị nhiễm virus viêm gan C

xét nghiệm viêm gan C 1

Xét nghiệm anti-HCV dương tính chứng tỏ bạn đã hoặc đang nhiễm virus HCV - Ảnh minh họa: Internet

2. Xét nghiệm HCV-RNA

Ý nghĩa của xét nghiệm HCV-RNA là xác định dấu vết của virus trong máu của người bệnh. Kết quả của HCV-RNA có thể có 2 trường hợp sau đây:

HCV-RNA âm tính (-): Không có virus trong máu, bạn không bị bệnh hoặc đã khỏi bệnh hoàn toàn

HCV-RNA dương tính (+): Bạn đang bị nhiễm virus viêm gan C

Nếu kết hợp cả 2 kết quả xét nghiệm mà cho ra Anti-HCV (+) và HCV-RNA (+) thì có nghĩa là bạn đang bị viêm gan C và cần phải làm một số xét nghệm cụ thể hơn, ví dụ như định lượng HCV-RNA để xem tình trạng virus hiện tại đang ở mức độ như thế nào, làm xét nghiệm đo mức độ tổn thương tế bào gan, xét nghiệm men gan, chỉ số gan mật… khác để xác định chính xác tình trạng của mình.

3. Xét nghiệm định lượng HCV-RNA

Xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định được chính xác số lượng virus HCV đang tồn tại trong máu là bao nhiêu. Tuy nhiên, định lượng virus HCV cao hay thấp không nói lên mức độ nặng hoặc nhẹ của bệnh mà nó chỉ đánh giá được đáp ứng của bệnh nhân có tiến triển như thế nào trong quá trình điều trị, có đáp ứng tốt với phác đồ điều trị hay không.

xét nghiệm viêm gan C 2

Kết quả xét nghiệm định lượng HCV-RNA - Ảnh minh họa: Internet

4. Xét nghiệm xác định nhóm virus HCV (Serotype HCV)

Xét nghiệm này rất quan trọng giúp bác sỹ biết được kiểu gene virus HCV để từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất. Hiện nay, y học đã xác định được 6 nhóm virus viêm gan C. Tại Việt Nam hiện nay mới phát hiện được 4 nhóm virus HCV, trong đó có 90% thuộc chủng virus nhóm 1 và nhóm 6, virus nhóm 2 và nhóm 3 ít gặp hơn.

Trong đó, virus viêm gan C nhóm 1 và nhóm 6 thường khó điều trị nhất và tỷ lệ tái phát cao hơn so với virus thuộc nhóm 2 và 3. Đối với genotype 1 và 6 thì thời gian điều trị có thể kéo dài tới 12 tháng hoặc hơn, còn với chủng virus thuộc nhóm 2, 3 thì thời gian điều trị có thể rút ngắn còn 6 tháng.

Ngoài những xét nghiệm chính trên đây, bác sĩ cũng sẽ chỉ định làm thêm một số xét nghiệm cần thiết để đánh giá mức độ tổn thương gan như: xác định chỉ số men gan (AST, ALT), xét nghiệm bilirubin, sinh thiết gan…

xét nghiệm viêm gan C 3

Quá trình xét nghiệm viêm gan C - Ảnh minh họa: Internet

Phải làm gì khi được chẩn đoán mắc viêm gan C

Khi được chẩn đoán nhiễm virus viêm gan C, bệnh nhân cần phải ngay lập tức được điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ, tránh chậm trễ, tránh việc tự ý mua thuốc, dừng thuốc hoặc bỏ dở quá trình điều trị. Việc làm này có thể dẫn tới tình trạng virus nhân lên mạnh, gan tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng như xơ gan, ung thư gan.

Khi mắc viêm gan C, bệnh nhân cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng và lối sống để tránh những tác hại xấu có thể gây ra cho lá gan của mình. Hãy từ bỏ các thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc lá, làm việc quá độ, thức khuya,… Cần tạo lập những thói quen tốt như ăn uống đúng giờ, ngủ sớm và đủ giấc, ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống đủ nước… Việc này rất quan trọng để nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường chức năng gan và tránh làm gan bị tổn thương nhiều hơn.

Ngoài ra, một biện pháp rất hữu ích khác đó là sử dụng thêm các sản phẩm bổ trợ từ thảo dược giúp tăng cường hiệu quả đào thải virus, giúp ngắn và giảm chi phí điều trị. Trong các sản phẩm thảo dược hiện nay thì Gan Nhó Kỳ Nam là một giải pháp an toàn và lựa chọn rất tốt cho bệnh nhân viêm gan C.

Tổng đài tư vấn 24/7: 0866205833
scrolltop